Những nội dung cần lưu ý trong việc triển khai thực hiện công tác tổ chức cán bộ
Ngày đăng: 22/04/2021 2064 lượt xem

Qua theo dõi, quản lý, tham mưu về công tác tổ chức cán bộ trong thời gian qua, Phòng 15 nhận thấy các đơn vị cơ bản thực hiện đúng quy trình, hướng dẫn theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị, công chức thực hiện chưa đúng, còn có nhiều sai sót, để khắc phục những thiếu sót trong công tác tổ chức cán bộ, chúng tôi tập hợp những nội dung cần lưu ý để các đơn vị, công chức áp dụng thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện

1.Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

Tại điểm đ, khoản 1 Điều 14 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại…trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-VKSTC ngày 01/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quy định hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại phải có “Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị nội bộ”, cụ thể:

- Công chức đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân thuộc thẩm quyền của Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; công chức đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ cấp huyện.

- Về trình độ lý luận chính trị đối với công chức được đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Từ nay đến ngày 31/12/2021, khi đề nghị bổ nhiệm mới chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện phải có giấy thông báo nhập học hoặc chứng minh đang học lý luận chính trị (hệ trung cấp trở lên). Đối với trường hợp bổ nhiệm lại tiếp tục được xem xét, bổ nhiệm và phải hoàn chỉnh trình độ lý luận chính trị sau khi được bổ nhiệm lại.

+ Từ ngày 01/01/2022, các trường hợp đề nghị bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định của Ngành.

- Khi xây dựng hồ sơ đề nghị bổ nhiệm và làm giấy chứng minh Kiểm sát viên các đơn vị thống nhất dán ảnh chân dung (cỡ 23x30mn) vào bản lý lịch 2c và ảnh làm giấy chứng minh Kiểm sát viên phải mặc trang phục thu đông hoặc xuân hè của Ngành, không mặc bộ lễ phục và đội mũ kê pi.

- Đối với công chức được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự để được bổ nhiệm vào ngạch công chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước.

2. Công tác đánh giá, phân loại

Tại khoản 2,3 Điều 3 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành kèm theo Quyết định 561/QĐ-VKSTC ngày 13/11/2019 quy định: “Công chức, viên chức, người lao động được giao nhiệm vụ thì phải được đánh giá và phân loại; việc đánh giá căn cứ kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao”. Như vậy, khi đã giao nhiệm vụ cho công chức, người lao động thì phải xem xét, đánh giá và phân loại mức độ thực hiện nhiệm vụ, ý thức chấp hành kỷ luật…trong thời gian công chức công tác. Do đó:

          - Công chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01năm, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác để đánh giá, xếp loại. Trường hợp này thì công chức phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả học tập, việc chấp hành chính sách, pháp luật, chế độ kỷ luật trong thời gian học tập (có xác nhận của trường đang học).

          - Công chức chuyển đơn vị công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại sau khi có ý kiến nhận xét bằng văn bản của đơn vị cũ.

         - Đối với công chức nghỉ không tham gia công tác như nghỉ không ăn lương, nghỉ để điều trị bệnh….từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

         - Công chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định pháp luật (trong trường hợp này thì lấy kết quả làm việc thực tế trong năm để xếp loại chất lượng công chức).

        - Tại khoản 3, Điều 12 Quy chế 561 quy định: “ Đảng ủy (hoặc chi ủy) cùng cấp nơi công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức, viên chức được đánh giá, phân loại” được hiểu như sau:

          - Đối với VKSND cấp huyện (viện trưởng, phó viện trưởng) xin ký kiến của chi ủy chi bộ nơi viện trưởng, phó viện trưởng đó công tác.

          - Đối với viện trưởng VKSND cấp tỉnh (phó viện trưởng trở xuống) thì xin ý kiến của đảng ủy nơi công tác.

3. Lý lịch công chức

 Gồm có 02 mẫu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, gồm:

 + Mẫu 2c-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 (sơ yếu lý lịch) dùng trong trường hợp công chức khi làm hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ hoặc chức danh

+ Mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (được đóng tập thành quyển) dùng trong trường hợp khi công chức làm hồ sơ quy hoạch và khi mới được tuyển dụng vào Ngành.

4. Công tác chính sách cán bộ

Đối với những công chức có thông báo nghỉ hưu hoặc quyết định nghỉ hưu đến thời gian chính thức được nghỉ hưu; nếu công chức nào có nhu cầu được nghỉ công tác để chữa bệnh thì có đơn gửi về Phòng Tổ chức cán bộ để trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

                                                            NTH- Phòng 15 VKSND tỉnh

 

 

 

 

28-03-2025
591 lượt xem
Chiều ngày 27/3/2025, Chi bộ 3 gồm phòng (Tổ chức cán bộ, Văn Phòng tổng hợp, Thanh tra- khiếu tố) thuộc Đảng bộ VKSND tỉnh Bình Thuận tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Tham dự Đại hội có toàn thể đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ.
21-03-2025
598 lượt xem
Thanh tra chuyên đề theo kế hoạch
07-03-2025
776 lượt xem
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức kỷ niệm 115 ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và hưởng ứng tuần lễ “Áo dài”.
28-02-2025
706 lượt xem
Viện KSND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V/2025
27-02-2025
624 lượt xem
Phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo trong vụ án “Cố ý làm hư hỏng tài sản”
04-02-2025
1096 lượt xem
Trực tiếp kiểm sát chế độ ăn ngày “Tết nguyên đán” tại Trại giam Huy Khiêm, thuộc Bộ Công an
Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Liên kết Website