Thực hiện Kế hoạch số 140/KH-VKSBT ngày 17/02/2023 của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bình Thuận, về kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí năm 2023.
Trong các ngày 29-30/5/2023, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ VKSND tỉnh Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị Viện KSND thành phố Phan Thiết. Đây là hoạt động kiểm tra có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của VKSND cấp huyện, từ đó xác định những đơn vị làm tốt, có phương pháp hay để nhân rộng triển khai trong toàn Ngành.
( ảnh Đ/c Nguyễn Văn Cảnh - Trưởng đoàn Kiểm tra QCDC công bố Quyết định kiểm tra)
Tại thời điểm kiểm tra, về cơ bản đơn vị Viện KSND thành phố Phan Thiết đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành được lãnh đạo đơn vị quan tâm, tổ chức triển khai quán triệt các văn bản của Đảng, nhà nước của Ngành trong việc thực hiện quy chế dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí, đảm bảo sự sát sao, thường xuyên có sự tự kiểm tra đối với công việc của cán bộ, công chức, người lao động để kịp thời có sự chỉ đạo, phát hiện, khắc phục các tồn tại, thiếu sót. Nội bộ các đơn vị có sự đoàn kết, đảm bảo được tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên trong việc thực hiện Quy chế dân chủ qua kiểm tra tại đơn vị vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế, thiếu sót đã được đoàn kiểm tra Kết luận, yêu cầu rút kinh nghiệm.
( ảnh toàn cảnh Đoàn kiểm tra trực tiếp thực hiện QCDC tại Viện KSND thành phố Phan Thiết)
Nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí các đơn vị cần lưu ý triển khai thực hiện các nội dung sau: Tiếp tục Lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh việc tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước và của Ngành về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/ 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Quy chế số 161/QĐ-VKSTC ngày 30/03/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng, Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 cúa Chính phủ về chiến lượt quốc gia phòng, chống tham nhũng đến cuối năm 2020, Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/ NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/ NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 130/ 2020/ NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong Ngành kiểm sát nhân dân, Kế hoạch số 06-KH/BCSĐ ngày ngày 27/7/2021 của Ban Cán sự Đảng VKSNDTC về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị và các văn bản, quy định mới về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ; đặc biệt là việc tổ chức quán triệt học tập, triển khai thực hiện các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, quy định mới về thực Quy chế dân chủ và phòng chóng tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Chi bộ, Lãnh đạo cơ quan trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ, xem việc thực hiện Quy chế dân chủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công chức; Tiếp tục tăng cường công tác tự kiểm tra của Viện trưởng để kịp thời phát hiện các vi phạm, tồn tại, khắc phục, sửa chữa, rút kinh nghiệm; Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức, người lao động trong đơn vị, chấp hành đúng các quy định, quy chế của Ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được giao.
Thường xuyên rà soát các quy chế hoạt động của cơ quan để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với thực tế đơn vị, nhằm chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, thiếu sót của cán bộ, công chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Tiếp tục phát huy mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Thủ trưởng đơn vị với cấp ủy Chi bộ, đoàn thể cơ quan trong thực hiện Quy chế dân chủ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Hồ Khánh - N. Dũng - Thanh tra Viện KSND tỉnh