Bài học kinh nghiệm từ các vụ án dân sự bị hủy sửa
Ngày đăng: 14/10/2019 6422 lượt xem

Thông qua công tác kiểm sát bản án/quyết định của TAND cấp huyện và những vụ án bị hủy sửa trong quá trình xét xử phúc thẩm trong Quý 3.2019, có một số bài học được rút ra để các kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên tích lũy thêm kinh nghiệm trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự:

1. Về giải quyết  án HNGĐ chia tài sản chung, nợ chung:

Vừa qua có một số vụ án HNGĐ Tòa án ST hay nêu vấn đề về việc chia nợ chung  nếu không có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì không xem xét giải quyết trong 1 vụ án, vấn đề này đã được quy định tại TTLT số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 ở khoản 3 điều 7: “Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác”.

Theo quy định trên thì trong vụ án ly hôn việc xác định nghĩa vụ với người thứ 3 có hay không thì Tòa vẫn phải đưa chủ nợ vào người liên quan trong tố tụng sau đó mới xét đến yêu cầu có đòi nợ hay không của những người này. Vấn đề này không liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn có yêu cầu giải quyết nợ hay không.

2 .Những  thiếu  sót  thường gặp phải trong giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai:

- Không đưa những người trong hộ được cấp chung trong GCNQSD đất vào tham gia tố tụng.

- Bỏ sót người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là những người đang ở trên nhà đất tranh chấp vào tham gia tố tụng.

- Thu thập chứng cứ không đầy đủ, nhất là trong các trường hợp có văn bản hỏi UBND nhưng việc hỏi của Tòa án không hỏi các vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án. Ví dụ có 1 vụ án ở huyện Tuy Phong (Trần Hữu Đ – Lê Tấn B), vụ này chưa được đưa ra xét xử phúc thẩm nhưng qua nghiên cứu hồ sơ sơ thẩm thấy rằng Tòa án Tuy Phong có hỏi UBND huyện nhưng việc trả lời không đúng với nội dung tranh chấp:  nguyên đơn kiện ra tòa yêu cầu trả đất được UBND thị trấn cấp cho hộ dân thuộc diện được đền bù giải tỏa, không có quyết định giao cấp đất mà có biên bản bàn giao đất do UBND thị trấn chủ trì từ năm 1994, tuy nhiên nguyên đơn không quản lý sử dụng mà để người khác là bị đơn sử dụng, năm 2017 mới phát sinh tranh chấp đến UBND thị trấn, Tòa án sơ thẩm hỏi UB về quá trình sử dụng đất và cấp đất của UB, tuy nhiên UB chưa trả lời đầy đủ trình tự cấp đất là có hợp pháp không vì đất được cấp cho nguyên đơn chỉ là biên bản bàn giao đất ngoài ra không có chứng cứ nào khác, trong khi đó hiện tại  nguyên đơn không ở sử dụng liên tục, ổn định trên đất, không được quy chủ, không có tên trong sổ địa chính, UB trả lời đất giao cho nguyên đơn nhưng quá trình sử dụng lại quy chủ cho bị đơn là mâu thuẫn nhưng không được hỏi làm rõ. Những vấn đề này là chứng cứ quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của nguyên đơn nên việc xét xử là chưa có căn cứ vững chắc, dẫn đến việc tại cấp phúc thẩm phải có thủ tục hỏi UBND huyện để làm rõ chứng cứ, kéo dài thời gian giải quyết án.

- Thủ tục xem xét thẩm định đo đạc đất Tòa án sơ thẩm còn sơ sót như vụ Nguyễn Thị H-Trần S của Bắc Bình: diện tích đất cấp sổ cho 2 chủ sử dụng đất là 835m2 trong khi thực tế diện tích đất đo đạc theo sự chỉ ranh của đương sự là 644,5m2. Như vậy diện tích đất cấp trùng lên nhau chỉ có 190,5m2. Tòa án sơ thẩm trong biên bản thẩm định không đo đạc hiện trạng mà chỉ xác định diện tích đất theo diện tích được cấp trong sổ đã dẫn đến tuyên bản án sơ thẩm không phù hợp. Cấp phúc thẩm phải tiến hành đo đạc xem xét tại chỗ lại diện tích đất tranh chấp.

3.Về tính lãi trong hợp đồng vay tài sản:

Theo quy định của BLDS năm 2005, 2015 và nghị quyết 01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao. Đối với các khoản lãi đã thỏa thuận cao hơn mức quy định theo từng thời kỳ thì thỏa thuận này không có hiệu lực pháp luật và được trừ vào khoản nợ gốc tại thời điểm trả lãi (đ.9 NQ 01/2019).

Tuy nhiên đối với giải quyết loại án này án sơ thẩm còn sai sót chủ yếu là do xác định thời điểm để áp dụng luật và trừ lãi đã thỏa thuận trả cao hơn mức quy định. Nên lưu ý trong quá trình kiểm sát việc xét xử loại án này về thời điểm giao dịch lúc nào thì áp dụng luật tại thời điểm đó giải quyết, không áp dụng luật tại thời điểm xét xử sơ thẩm và phải xét đến việc có việc thỏa thuận về lãi hay tranh chấp về lãi suất để tính mức lãi suất cho phù hợp.

 

                                     Võ Thị Phương Linh (KSVTC - Phòng 9)

 

 

24-12-2024
83 lượt xem
Thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam
24-12-2024
25 lượt xem
Tánh Linh: Kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án dân sự
06-12-2024
179 lượt xem
Tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm giữa cơ quan CSĐT và VKSND cùng cấp
02-12-2024
109 lượt xem
Kiểm sát cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
21-11-2024
157 lượt xem
Công bố kết luận trực tiếp kiểm sát Chi cục Thi hành án dân sự
15-11-2024
201 lượt xem
Tham dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Liên kết Website