Những điểm mới của Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Ngày đăng: 16/08/2023 2135 lượt xem

Những điểm mới của Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-VKSTC ngày 22/6/2023 của Viện trưởng VKSND tối cao

Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (viết tắt là Quy chế 51) là cơ sở để VKSND các cấp thực hiện triển khai công tác tiếp công dân, tiếp nhận phân loại xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thống nhất trong toàn Ngành. Tuy nhiên, hiện nay Luật tố cáo và một số quy định của pháp luật đã có sự thay đổi, bổ sung; quá trình áp dụng đã cho thấy Quy chế số 51 bộc lộ một số bất cập. Do vậy việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp kèm theo Quyết định số 222/QĐ-VKSTC ngày 22/6/2023 của Viện trưởng VKSNDTC (viết tắt là Quy chế 222) là để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập, bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trong toàn Ngành.

Quy chế 222 có bố cục gồm: 07 chương, 25 Điều; So với Quy chế 51: giữ nguyên 07 Điều, sửa đổi, bổ sung 18/25 Điều.

Quy chế 222 không quy định thành Điều luật mới nhưng có những chế định mới như: Bổ sung giải thích từ ngữ mang tính khái niệm (Hoạt động tư pháp, Khiếu nại trong hoạt động tư pháp; Tố cáo trong hoạt động tư pháp; Đơn không đủ điều kiện thụ lý, Đơn chưa đủ điều kiện thụ lý)quy định về trách nhiệm phân loại xử lý đơn của Cơ quan điều tra VKSND tối cao và các đơn vị nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 410 của Viện trưởng VKSND tối cao (kiểm sát THADS, THAHS, kiểm sát tạm giữ, tạm giam); quy định về xử lý đơn trong trường hợp tố cáo nặc danh, đơn tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại; các trường hợp lưu đơn và thời hạn lưu đơn...

Ngoài việc bổ sung 1 hoặc 1 số cụm từ, biên tập lại nội dung tại các Điều 1, 3, 7, 11, 12, 15, 16, 22, 24, 25 để làm rõ nghĩa cho nội dung của quy định thì Quy chế số 222 có sửa đổi một số nội dung lớn, cụ thể sau:

1. Về công tác tiếp dân

Quy chế 222 quy định bổ sung nhiệm vụ của Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn KNTC trong hoạt động tư pháp là “Phối hợp với Văn phòng hoặc bộ phận tham mưu tổng hợp xây dựng Kế hoạch tiếp công dân của Viện trưởng VKS cấp mình”, các đơn vị nghiệp vụ khác “Trực tiếp thông báo kết quả xử lý đơn thuộc trách nhiệm của đơn vị mình khi có yêu cầu của công dân tại nơi tiếp công dân” để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong công tác này.

2. Về trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn

Quy chế 222 bổ sung nội dung về trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đơn để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị như: Cơ quan điều tra VKSND tối cao là cơ quan độc lập, do đó việc trực tiếp phân loại xử lý đơn, không chuyển đơn đến Vụ 12 để phân loại xử lý sẽ rút ngắn được thời gian phân loại xử lý đơn. Các đơn vị nghiệp vụ khác (kiểm sát THADS, THAHS, kiểm sát tạm giữ, tạm giam) trực tiếp phân loại, xử lý đơn kịp thời nắm được việc khiếu nại, tố cáo trong hệ thống ngành dọc cũng như kiểm sát loại đơn này của các cơ quan tư pháp.

Làm rõ hơn về đầu mối tiếp nhận đơn tại VKSND tối cao đối với đơn gửi đích danh Viện trưởng VKSND tối cao (được tiếp nhận xử lý theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 233/QĐ-VKSTC ngày 13/9/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

3. Về phân loại và xử lý đơn

Quy chế 222 có một số điểm mới sau:

- Bổ sung, sửa đổi quy định rõ ràng, rành mạch từng loại đơn theo từng tiêu chí đồng thời quy định cụ thể để phân loại đơn đúng, từ đó xử lý đơn chính xác hơn

- Sửa đổi bổ sung quy định về xử lý đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát. Theo đó đối với đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát cấp mình thì chuyển đơn đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và của Ngành. Đối với đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát của Viện kiểm sát khác thì chuyển đơn đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết đồng thời gửi 01 phiếu chuyển đến VKS có thẩm quyền để thực hiện thẩm quyền kiểm sát. Việc sửa đổi theo nội dung này khắc phục được việc khi công dân nhận được báo tin đơn đã chuyển đến VKS có thẩm quyền xử lý thì về nhận thức công dân cho rằng VKS đó có thẩm quyền giải quyết, khi VKS tiếp tục chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền thì công dân cho rằng các cơ quan đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều trường hợp công dân đến phòng tiếp công dân hỏi kết quả giải quyết, khi được giải thích vẫn gây căng thẳng không cần thiết. Đồng thời việc chuyển đơn trực tiếp như vậy sẽ rút ngắn thời gian xử lý đơn.

- Bổ sung quy định về xử lý đối với đơn tố cáo nặc danh, đơn tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự ... Quy định nội dung này để thống nhất việc xử lý đơn trong toàn ngành.

- Lần đầu tiên quy định về xếp lưu đơn và thời hạn lưu trữ loại đơn này. Việc bổ sung này để giải quyết khó khăn trong thực tiễn xử lý đơn các trường hợp lưu đơn vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi đơn và cũng phù hợp với quy định pháp luật (Thông tư số 05/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ).

4. Về quản lý đơn

Quy chế 222 bổ sung quy định về trách nhiệm của VKSND các cấp trong việc quản lý đơn và trong trường hợp phát hiện vi phạm việc giải quyết đơn của các cơ quan tư pháp “Quản lý chặt chẽ các nguồn đơn, báo cáo đề xuất Viện trưởng quyết định kiểm tra đối với các đơn vị cấp mình, Viện kiểm sát cấp dưới hoặc kiểm sát đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn.”

5. Về xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Quy chế 222 bổ sung trường hợp thụ lý đối với vụ việc kiểm tra lại đó là “bỏ lọt tội phạm; …  đơn có tình tiết mới làm thay đổi kết quả giải quyết khiếu nại nhưng Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật không xem xét.” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; quy định về thời hạn cho ý kiến về vụ việc kiểm tra lại của các đơn vị nghiệp vụ để nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong việc phối hợp giải quyết đơn kiểm tra lại, tránh việc kéo dài thời gian cho ý kiến của các đơn vị nghiệp vụ.

6. Về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong HĐTP

Quy chế 222 bỏ quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong kiểm sát thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND do Pháp lệnh số 03/2022/UBTVQH15 ngày 13/12/2022 không quy định về thủ tục giải quyết tố cáo.

7. Về các biện pháp kiểm sát, căn cứ và việc áp dụng

Quy chế 222 có một số điểm mới sau:

- Bổ sung quy định tại Điều 17, VKS được áp dụng thêm biện pháp: Yêu cầu Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới cung cấp hồ sơ, tài liệu...để phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 34  của Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 3 Điều 31 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. 

- Bổ sung quy định quy định khi áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 17 mà xác định được vi phạm thì trước khi ban hành kiến nghị phải ban hành kết luận kiểm sát. Quy định này đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, thống nhất của công tác kiểm sát trong toàn ngành.

8. Về nhiệm vụ quản lý nhà nước

Quy chế 222 quy định Vụ 12 là đầu mối, có trách nhiệm tham mưu cho Viện trưởng VKSND tối cao thực hiện nội dung quản lý nhà nước về công tác này trong toàn ngành. Việc bổ sung nhằm xác định rõ trách nhiệm của Vụ 12 về công tác này, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Vụ 12 về công tác này trước Viện trưởng VKSND tối cao./.

Vụ 12, VKSND tối cao
18-11-2024
189 lượt xem
Kinh nghiệm Kiểm sát việc giải quyết “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng tài sản” bị vô hiệu, do trốn tránh trách nhiệm đối với người thứ ba
13-09-2024
842 lượt xem
Rút kinh nghiệm về kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính
22-04-2024
4365 lượt xem
Việc lập và công chứng hợp đồng ủy quyền được coi là căn cứ pháp lý và là chứng cứ xác thực, tin cậy cho việc thực hiện các giao dịch
02-04-2024
5790 lượt xem
Từ thực tiễn công tác giải quyết các vụ án đánh bạc và nghiên cứu các quy định của pháp luật, tác giả nêu một số vướng mắc cần trao đổi và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật để có sự thống nhất trong nhận thức và đường lối xử lý loại tội phạm này.
28-03-2024
1886 lượt xem
Để công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chống oan sai,
25-09-2023
2150 lượt xem
Thực tiễn những năm qua cho thấy, do những nguyên nhân khác nhau, vẫn còn trường hợp hình sự hóa các vi phạm trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hành chính.
Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Liên kết Website